







Ngành giấy Việt Nam: Tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn
Sẽ có khoảng 4 - 5 triệu tấn giấy các loại tại khu vực Bắc Mỹ, xấp xỉ 5 triệu tấn giấy các loại tại Châu Âu và 3 -4 triệu tấn bột giấy (chủ yếu là bột gỗ cứng) trên toàn cầu sẽ bị cắt giảm trong năm 2009. Tuy nhiên, theo đánh giá của chúng tôi thì lượng công suất cắt giảm sẽ còn nhiều hơn mức trên.
Tại khu vực Châu Á nhiều tập đoàn lớn đều đã chính thức công bố giảm sản lượng đầu ra như Trung Quốc (02 nhà sản xuất hàng đầu là Nine Dragon và Lee & Man), Nhật Bản (Nippon Paper Group, Oji Paper và Hokuetsu Paper), Hàn Quốc (hiện tại các nhà máy chỉ hoạt động 25% công suất), Indonesia mới đây nhất là Tập Đoàn APRIL đã cho nghỉ tạm thời và vĩnh viễn tổng cộng hơn 1.000 lao động (tổng công suất cắt giảm khoảng 1,3 triệu tấn bột giấy). Còn Thái Lan cũng đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và bất ổn chính trị gây ra, nhiều công suất bị cắt giảm vì không thể hoạt động vì công nhân không thể đến nhà máy.
Ở nước ta, cho đến thời điểm hiện nay tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về kế hoạch ngưng máy và tồn kho của các doanh nghiệp sản xuất giấy, nhưng tình hình chung thì có thể nhận thấy rằng tồn kho tăng cao và sản xuất đình trệ (không khác gì với các quốc gia khác) do nhu cầu tiêu thụ giảm sút rất mạnh. Nhiều thông tin cho rằng, nguyên nhân chính là do các quyết định giảm thuế nhập khẩu của chính phủ, nhưng theo số liệu thống kê của chúng tôi thì trong 09 tháng đầu năm các quyết định này không hề gây ảnh hưởng đến tình hình sản xuất trong nước. Và đến thời điểm hiện nay – Qúy IV/08 thì Quyết Định 36/2008/QĐ-BTC và Quyết Định 73/2008/QĐ-BTC đang gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất trong nước, còn Quyết Định 71/2008/QĐ-BTC hầu như không có tác động trong năm nay và cả các năm tiếp theo.
Theo chúng tôi có 02 nguyên nhân là cho tiêu thụ yếu kém, đó là:
- Xuất khẩu giảm sút dẫn đến các loại giấy bao bì tiêu thụ yếu, sản xuất đình trệ là điều đương nhiên xảy ra.
- Các đơn vị gia công, thương mại, các nhà in,... đã nhập hàng ồ ạt trong 09 tháng đầu năm nên khi tiêu cá nhân sụt giảm đã làm sản lượng tiêu thụ yếu đi nhanh chóng. Bên cạnh đó, các nhà máy đã không kịp trở tay khi nhu cầu bất ngờ giảm mạnh trong khoảng giữa tháng 09 và Qúy IV/08, nên lượng tồn kho đã tăng vọt, hậu quả là hiện nay hầu hết đều đang gặp khó khăn về tài chính và không thể nhập nguyên liệu mặc dù giá rất rẻ.
Với tình hình khó khăn chung của khu vực ASEAN và thế giới, thì ngành giấy cũng còn nhiều cơ hội để cải thiện tình hình đó là:
1. Tập trung xử lý dứt điểm hàng tồn kho, càng nhanh càng tốt. Huy động tài chính từ các khách hàng có khả năng và dành nhiều ưu đãi cho các khách hàng này khi sử dụng hàng tồn kho.
2. Liên kết, đảm bảo cho các đơn vị gia công (sau khi đã thẩm định) nhằm đẩy mạnh tiêu dùng. Chia nhỏ nhiều lô hàng để khách hàng có khả năng thanh toán ngay.
3. Huy động các nguồn vốn từ các đơn vị như: ngân hàng, quỹ tín dụng, cổ đông,... để nhập các nguyên liệu mới với giá rẻ nhằm bù đắp cho các nguyên liệ đã mua trước đây.
4. Nâng cấp và tối ưu hóa quá trình sản xuất và quản lý cắt giảm tối đa các chi phí có thể.
5. Nâng cao chất lượng, kiểm soát quá trình sản xuất bằng cách huy động các nguồn lực sẵn có hoặc thuê ngoài, hạn chế các sản phẩm lỗi đến tay người mua.
6. Chú trọng và đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng cả truyền thống và khách hàng nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến các khách hàng đã mất và cả mới.
7. Thiết lập kênh phân phối bán lẻ - gián tiếp (nếu có sản phẩm cuối cùng) thông qua các kênh phân phối khác nhau, từng bước xây dựng thương hiệu uy tín – chất lượng đối với khách hàng (duy trì thường xuyên).
8. Thực hiện các biện pháp khác phù hợp với từng doanh nghiệp và không bỏ qua thị trường xuất khẩu.
Trong các giai đoạn khó khăn, trí tuệ của Người Việt luôn phát huy được tác dụng, và nếu chúng ta biết khơi dậy và khuyến khích từng cá nhân nỗ lực, đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn. Chúng tôi hy vọng, các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng vượt qua cơn bão và sẽ hồi phục mạnh mẽ trong tương lai gần nhất.
Với mục tiêu góp phần hỗ trợ ngành giấy Việt Nam sớm khắc phục được khó khăn và tiếp tục phát triển, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, xây dựng và phản hồi của bạn đọc.
Theo www.vietpaper.com.vn
- Ngành giấy: Tìm thế cân bằng
- Giấy được tái chế như thế nào
- Năm 2020, ngành giấy sẽ đáp ứng 70% nhu cầu giấy trong nước
- DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU MỆT MỎI VỚI LÃI SUẤT
- LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VND BẮT ĐẦU HẠ NHIỆT
- NGÂN HÀNG SIẾT VỐN, DOANH NGHIỆP TÌM ĐẾN TÍN DỤNG ĐEN
- THỊ TRƯỜNG GIẤY ĐANG NÓNG TỪNG NGÀY
- ANDRITZ CUNG CẤP 2 NHÀ MÁY BỘT MỚI TẠI CHÂU Á
- GIÁ GIẤY TĂNG XẤP XỈ 4%
- DOANH NGHIỆP GIẤY CHUẨN BỊ TĂNG GIÁ BÁN LÊN 9-14%